Quy Trình Nhận Gia Công Ó Hạt Nhựa Tái Sinh Tại Bình Dương. Nếu bạn đang cần tìm đơn vị gia công ó hạt nhựa tái sinh tại Bình Dương hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Công ty TNHH Nhựa Trọng Cư. Chúng tôi có những thiết bị công nghệ hiện đại của các nước phát triển: Máy tạo hạt 2 trục vít Hàn Quốc; Máy tạo hạt cắt nóng tại đầu Nhật Bản, Máy tạo hạt mẹ bồng con. Cam kết sẽ làm hài lòng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng.
Hotline: 0973.296.933
Địa chỉ: Thửa đất số 12, 195, 574, tờ bản đồ 24, 16, 18, Đường ĐX 07, khu phố Vĩnh An, Phường Tân Vĩnh Hiệp, Thị xã Tân Uyên, Bình Dương
Quy trình gia công hạt nhựa phổ biến nhất hiện nay
Thông thường, nhựa được sản xuất bằng 4 phương pháp phổ biến bao gồm:
1.Phương pháp ép phun nhựa.
Ép phun là công nghệ ép nhựa định hình phổ biến hiện nay. Đây cũng là phương pháp đúc tạo hình sản phẩm thông qua 2 công đoạn phun (nóng chảy nhựa) và ép vào khuôn. Để tạo nên hình dáng cho sản phẩm.
Quy trình ép phun:
- Bước 1: Nguyên liệu nhựa được làm nóng chảy với một nhiệt độ thích hợp bởi máy ép nhựa. Nguyên liệu nhựa thô là các hạt nhựa nguyên sinh, nhựa tái chế được đưa vào phễu nguyên liệu của máy ép nhựa. Cổng ra của phễu hoạt động theo hệ thống trục viét xoắn (nằm dọc theo xilanh). Nhằm trộn đều và đẩy nguyên liệu về phía trước. Sau đó nung nóng chảy bằng hệ thống gia nhiệt được bố trí xung quanh xilanh.
- Bước 2: Áp lực lớn từ hệ thống trục vít của máy ép nhựa được sinh ra để bơm nhựa đun nóng chảy vào khuôn ở trạng thái đóng. Hệ thống trục vít của máy ép nhựa sẽ đóng vai trò như một pít tông. Đẩy phần nhựa đã được nung nóng chảy về phía trước bằng một áp lực rất lớn. Hệ thống kênh dẫn nhựa sẽ chứa phần nhựa lỏng. Lúc này, lòng khuôn đang ở trạng thái đóng để làm nhiệm vụ tạo hình sản phẩm- sản xuất khuôn ép nhựa.
- Bước 3: Làm mát khuôn để phần nhựa được đun nóng chảy chuyển sang trạng thái rắn. Ở bước này, hệ thống làm máy của máy ép nhựa hoạt động để làm khuôn nguội. Và phần nhựa nóng chảy được làm rắn. Khi phần nhựa đông cứng lại ở thể rắn thì ta mới có thể lấy nhựa ra ngoài được.
- Bước 4: Lấy sản phẩm ra ngoài. Đây là bước cuối cùng của quy trình ép phun. Hệ thống kim khuôn của máy ép nhựa sẽ kéo ra một nửa khuôn một cách từ từ. Để ra một khoảng nhất định để có thể lấy sản phẩm ra bên ngoài. Sau đó, lại đóng khuôn để tiếp tục quy trình mới.
Sản phẩm ứng dụng:
Phương pháp gia công nhựa theo yêu cầu bằng cách ép phun dùng để gia công những sản phẩm nhựa có nhiều chi tiết. Đòi hỏi độ chính xác cao, có tính ổn định và sử dụng lâu dài. Cụ thể chúng được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các đồ dùng và trang thiết bị ở nhiều lĩnh vực như:
- Đồ gia dụng: Vỏ nồi cơm điện, vỏ bình nướng nóng, vỏ máy sấy tóc, vỏ điều hòa, hộp chứa thực phẩm, dụng cụ nhà bếp…
- Thiết bị công nghiệp: Pallet nhựa, khay chứa linh kiện, thùng sọt chứa đựng, tay nắm dụng cụ các loại…
- Thiết bị điện tử: Vỏ ti vi, vỏ các thiết bị điều khiển, bàn phím, chuột, và các loại linh kiện khác…
Tổng kết:
Phương pháp gia công sản phẩm nhựa ép phun nhựa mang đến những sản phẩm nhựa hiện đại. Được ứng dụng đời sống trở nên đa dạng với những ưu điểm:
- Có thể ép những sản phẩm có nhiều chi tiết với độ chính xác cao.
- Chất lượng sản phẩm ổn định.
- Nhiều kích cỡ với trọng lượng khác nhau.
- Chu kỳ ép nhanh có thể ép nhiều sản phẩm trên khuôn cùng một lúc.
Tuy nhiên, bên cạnh đó chi phí đầu tư cho phương pháp gia công nhựa theo yêu cầu này khá cao. Cơ chế vận hành cần được theo sát tránh việc nhiệt độ trong lòng khuôn có thay đổi. Tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.Phương pháp ép đùn nhựa.
Phương pháp ép đùn nhựa là quá trình nguyên liệu nhựa thô được nóng chảy và tạo hình (nhựa nhiệt dẻo, vật liệu có đàn hồi như cao su, hoặc nhựa nhiệt rắn).
- Giống như gia công sản phẩm nhựa theo yêu cầu bằng phương pháp ép phun. Nguyên liệu nhựa được đặt vào phễu phễu và chuyển tới trục vít đã được gia nhiệt. Tuy nhiên, ở phần cuối của buồng, nguyên liệu được đẩy qua một khe hở có tiết diện không đổi để tạo hình. Khi nhựa ra khỏi khuôn, làm nguội sản phẩm để định hình bằng chuyền làm mát hoặc ngâm vào nước.
- Đặc điểm của phương pháp ép đùn là: Sản phẩm được định hình theo 2 chiều. Yếu tố tạo nên độ chính xác của sản phầm bao gồm chế độ gia công như: Nhiệt độ, áp suất.
Sản phẩm ứng dụng:
- Phương pháp ép đùn nhựa được dùng để sản xuất những sản phẩm không yêu cầu độ chi tiết cao.
- Thường được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như: Ống nhựa, tấm nhựa, màng mỏng (phim), bọc cáp dây điện, thanh nhựa, khung cửa, các sản phẩm rỗng khác…
Tổng kết:
Ưu điểm của phương pháp ép đùn nhựa là:
- Chi phí đầu tư thấp.
- Cơ chế vận hành đơn giản dễ kiểm soát.
- Mang lại hiệu quả sản xuất cao.
- Sản phẩm được sản xuất ra có chất lượng đồng nhất.
- Trường hợp hỏng lỗi hay nguyên liệu tái chế có thể sản xuất lại.
Thế nhưng hệ thống máy móc để gia công nhựa theo yêu cầu bằng phương pháp này khá cồng kềnh. Chiếm diện tích nhà xưởng lớn và không phù hợp để sản xuất những sản phẩm có yêu cầu độ chi tiết cao.
3. Gia công nhựa theo yêu cầu bằng phương pháp ép thổi nhựa.
Phương pháp ép thổi là quá trình sản xuất nhựa tạo ra các phần nhựa rỗng bằng cách: Thổi phồng các ống nhựa ở nhiệt độ cao. Và điền đầy vào khuôn tạo thành hình như mong muốn.
- Quy trình ép thổi nhựa cũng khá đơn giản. Nguyên liệu là các viên hoặc hạt nhựa nhiệt dẻo được gia nhiệt trước khi đưa vào lòng khuôn. Sau đó hệ thống sẽ bơm khí vào bên trong. Lúc này nguyên liệu nhựa giãn nở và bám vào thành khuôn tạo nên hình dạng mà bạn mong muốn.
- Có 2 loại chính của ép thổi: Phim thổi và đúc thổi rỗng (đùn thổi đúc, ép phun đúc, tiêm thổi đúc).
Sản phẩm ứng dụng:
- Phương pháp sản xuất sản phẩm nhựa bằng cách ép thổi nhựa thường ứng dụng để gia công sản phẩm nhựa có ruột rỗng; Có độ chi tiết thấp trong nhiều lĩnh vực như:
- Đồ gia dụng: Bình nước, chai dầu ăn, chai sữa bò…
- Thiết bị nhựa nông nghiệp: Bình uống nước cho vật nuôi, tay nắm dụng cụ, bình phun thuốc trừ sâu, bình tưới…
- Linh kiện công nghiệp: Can dần, chai lọ chứa hóa chất…
Tổng kết:
Phương pháp ép thổi nhựa với những ưu điểm nổi bật như:
- Đầu vào chi phí sản xuất thấp.
- Chu kỳ tạo sản phẩm nhanh giúp hiệu quả sản xuất hàng loạt.
- Tạo hình dễ dàng mà sản không tạo nhiều phế liệu trong sản xuất.
Nhưng ngược lại, phương pháp này có hạn chế là: Chỉ sản xuất với sản phẩm có độ dày thành mỏng và bề mặt hoàn thiện cuối kém.
4.Phương pháp ép nhựa định hình.
Ép nhựa định hình là quá trình đốt nóng các tấm nhựa mỏng. Khi nhựa đạt đến nhiệt độ tan chảy thì kéo dãn hoặc cho vào khuôn đơn và giữ yên tại vị trí cố định. Sau đó làm nguội để tạo thành hình dạng như mong muốn khi chúng hóa rắn.
Quy trình ép nhựa định hình:
- Các tấm nhựa nhiệt được giữ cố định bởi thiết bị gá. Và được đốt nóng bởi lò sử dụng nhiệt độ khuếch tán hoặc bức xạ cho đến khi nó mềm hẳn ra.
- Sau đó sẽ sử dụng áp suất chân không, áp suất không khí hoặc cơ học. Để tấm nhựa ôm sát vào các chi tiết khuôn.
- Tiếp đó bộ phận làm mát sẽ phun ra hơi nước hoặc gió để làm giảm nhiệt độ cho tấm nhựa. Giữ tấm nhựa ở hình dạng cố định như mong muốn.
- Cuối cùng là phun không khí vào để tách tấm nhựa ra khỏi khuôn.
Sản phẩm ứng dụng:
Phương pháp gia công nhựa theo yêu cầu bằng cách ép nhựa định hình thường được dùng để sản xuất các vật dụng có đặc điểm:
- Chi tiết nhựa đơn giản; Có thành mỏng dùng một lần để đóng gói hoặc chứa sản phẩm như: Cốc ly nhựa, khay đựng thực thẩm.
- Chính vì vậy các loại nhựa dùng để sản xuất sản phẩm bằng phương pháp ép định hình thường là: Nhựa PET, nhựa PS, nhựa PP, nhựa PVC…
Ngoài ra phương pháp ép nhựa này cũng có thể ép những sản phẩm có kích thước lớn dày thành như: Kính chắn gió máy bay, tàu vũ trụ…
Tổng kết:
Phương pháp ép nhựa định hình luôn mang lại những sản phẩm ép có:
- Thành sản phẩm đồng nhất.
- Chi phí sản xuất thấp.
- Chu kỳ thành phẩm hàng loạt.
Thế nhưng phế liệu sau thành phẩm khi sản xuất bằng phương pháp này khá nhiều. Đây cũng chính là bài toán không tối ưu với các nhà sản xuất khi áp dụng phương pháp này.